Ngày nay, công nghệ phần mềm đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực.
Hầu như những hệ thống tiên tiến quan trọng đều có sự tham gia, hỗ trợ của các hệ thống
phần mềm. Chính vì vậy mà chi phí, lịch biểu và chất lượng phần mềm cũng là các yếu tố
mà cả những tổ chức sử dụng phần mềm và những tổ chức phát triển phần mềm đều rất
quan tâm.
Xuất phát từ những nhu cầu trên, nhiều nỗ lực cải tiến quy trình đã được thực hiện.
CMM (Capability Maturity Model) ra đời, đã thể hiện là một mô hình cải tiến độ trưởng
thành phần mềm hữu dụng. Tuy nhiên, mô hình này chỉ áp dụng cho tổ chức và nó vẫn còn
nhiều hạn chế về mặt phương pháp thực hiện. Hơn nữa, khi các tổ chức tiếp cận và chuyển
lên cấp độ 3 của CMM (CMM có 5 cấp độ), họ nhận thấy rằng sự hoàn chỉnh hơn nữa phụ
thuộc vào sự phát triển của quy trình phần mềm cá nhân. Chính vì thế, từ năm 1989, PSP
đã được phát triển bởi Watts S. Humphrey để đáp ứng việc phát triển liên quan đến việc
làm thế nào để đưa một tổ chức vượt xa hơn cấp độ 2 của CMM. Cuối năm 1994, CMU và
SEI (Carnegie Mellon University and Software Engineering Institute) đã công bố qui trình
phần mềm cá nhân (Personal Software Process – PSP) như là một mô hình hỗ trợ việc phát
triển qui trình cho từng kỹ sư phát triển phần mềm.
Qui trình phần mềm cá nhân tập trung vào việc cải thiện hiệu quả làm việc và chất
lượng công việc của kỹ sư. Hai khía cạnh chính mà PSP tập trung hỗ trợ là:
Quản lý thời gian và kế hoạch – quy trình lên kế hoạch
Quản lý chất lượng sản phẩm – quy trình quản lý sai sót
Về cả 2 mặt lý thuyết và thực tế, qui trình phần mềm cá nhân cải thiện rất nhiều
trong chất lượng làm việc của kỹ sư. Tuy nhiên, việc thực hiện rộng rãi PSP ở phạm vi cá
nhân và trong môi trường công nghiệp còn khó khăn vì mức độ nghiêm ngặt của nó.
Nhưng dù sao đi nữa, PSP cũng hứa hẹn sẽ được sử dụng rộng rãi vì tính hiệu quả của nó
không những cho các cá nhân làm phần mềm mà còn cho tất cả mọi người.
Chương 1.Tổng quan.
1.1 Qui trình PSP là gì?
1.2 Lịch sử ra đời của PSP
1.3 Cấu trúc tổng quan quy trình PSP
1.4 Các cấp độ của PSP
1.5 Ưu và khuyết điểm của PSP
Chương 2.Các phương pháp luận trong PSP về quy trình lập kế hoạch [4]
2.1 Nguyên lý quản lý thời gian
2.2 Theo dõi thời gian
2.3 Lập kế hoạch sản phẩm và kế hoạch giai đoạn
2.4 Lập kế hoạch sản phẩm.
2.5 Kích thước sản phẩm
2.6 Quản lý thời gian
2.7 Quản lý cam kết
2.8 Quản lý thời gian biểu
2.9 Lập kế hoạch cho dự án
Chương 3. Đánh giá độ chính xác
3.1 Quy trình phát triển phần mềm
3.2 Sai sót (defects)
3.3 Tìm kiếm sai sót.
3.4 Danh sách kiểm tra (checklist) xem lại code
3.5 Dự đoán sai sót
3.6 Tính kinh tế của việc loại bỏ sai sót
3.7 Các sai sót thiết kế
3.8 Chất lượng sản phẩm
3.9 Chất lượng quy trình
Chương 4 Một số kết quả áp dụng PSP vào trong thực tế
4.1 Trong môi trường công nghiệp [5]
4.2 Trong các trường đại học
4.3 Kết quả áp dụng PSP của bản thân
4.4 Kết luận về việc sử dụng PSP
Chương 5. Ứng dụng minh họa
Chương 6. Một số kết luận và hướng phát triển.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Password Unlock
Code:
7777