Có thể nói rằng đề tài về bản đồ giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh là
một đề tài không mới. Trong các năm qua, đã có nhiều khóa luận của các sinh viên
ngành CNTT nghiên cứu về chủ đề này, trong đó, đáng chú ý nhất là các đề tài của
sinh viên Khoa CNTT Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Các đề tài này đa
số đều được thực hiện rất tốt, hỗ trợ cho người dùng rất nhiều chức năng như : xem
bản đồ, tra cứu thông tin về các đường đi, các địa điểm, tra cứu các tuyến xe buýt…
đặc biệt là chức năng xác định lộ trình để tìm đường đi ngắn nhất giữa hai địa điểm
và hầu hết các đề tài nói trên đều được thực hiện nhắm đến môi trường sử dụng là
các máy tính để bàn hoặc Pocket PC.
Trong thời điểm hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, thị trường
cho điện thoại di động đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Một mặt, do thu nhập
của người dân ngày càng được cải thiện cùng với nhu cầu trao đổi thông tin ngày
càng tăng khiến cho nhu cầu sử dụng điện thoại di động cũng tăng theo. Mặt khác,
các nhà sản xuất điện thoại di động nắm bắt được nhu cầu của giới trẻ ưa chuộng
những sản phẩm “high-tech” và cũng do yêu cầu cạnh tranh với nhau nên liên tục
tung ra nhiều sản phẩm mới với nhiều tính năng, cấu hình ngày càng được nâng lên
và giá thành ngày càng giảm. Chiếc điện thoại di động giờ đây không phải là một
món hàng quá xa xỉ. Nhờ đó, ngày càng có nhiều người sở hữu được phương tiện
trao đổi thông tin hữu ích này.
Cùng với sự phát triển của thị trường điện thoại di động là sự phát triển
mạnh mẽ của xu hướng lập trình phần mềm ứng dụng cho các thiết bị này. Phần
mềm cho các điện thoại di động hiện nay rất đa dạng mà đa số là các trò chơi, các
chương trình tiện ích như xử lý ảnh chụp, đổi đơn vị đo lường, từ điển, soạn thảo
văn bản, diệt virus…
Tuy vậy, một ứng dụng về bản đồ giao thông, mà cụ thể là bản đồ thành phố
Hồ Chí Minh dành cho điện thoại di động với các tính năng đã trình bày ở trên thì
gần như chưa có. Có thể nói là “gần như chưa có” bởi vì trước đây, trên một số tạp
chí, diễn đàn tin học cũng có giới thiệu một phần mềm bản đồ thành phố Hồ Chí
Minh, tuy nhiên, phần mềm này cũng chỉ thực hiện được một chức năng là hiển thị
bản đồ. Tuy thế, chức năng này cũng chưa thật tốt do chỉ lưu được ảnh tĩnh của bản
đồ vào tập tài nguyên, vì vậy, không thể phóng to hay thu nhỏ bản đồ, và cũng vì
thế làm cho chương trình có kích thước lớn, tốc độ chậm, không thích hợp cho các
điện thoại có cấu hình trung bình hiện đang được dùng rất phổ biến tại thị trường
Việt Nam.
Với những lý do trên, nhóm chúng em chọn thực hiện đề tài “Xây dựng bản
đồ trên điện thoại di động hỗ trợ Java”. Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng một
phần mềm ứng dụng bản đồ giao thông TP. Hồ Chí Minh bằng ngôn ngữ lập trình
Java, có thể thực thi được trên nhiều loại điện thoại di động khác nhau. Nhờ vào
phần mềm này, người sử dụng có thể xem bản đồ, tra cứu tên đường, tên các địa
điểm, các công trình công cộng như chợ, trường học, bệnh viện, khách sạn…, đặc
biệt là trợ giúp người sử dụng xác định lộ trình ngắn nhất để đi từ địa điểm này đến
một địa điểm khác… Phần mềm này nếu được thực hiện tốt sẽ trở thành một ứng
dụng rất hữu ích, rất thiết thực và tiện dụng đối với nhiều người, đặc biệt là các bạn
trẻ và những người bận rộn trong việc đi lại.
Nói đến lập trình cho điện thoại di động, chúng ta đều hình dung được hai
trở ngại lớn. Thứ nhất, đó là năng lực của bộ vi xử lý trên điện thoại rất yếu và thứ
hai, đó là dung lượng của bộ nhớ rất nhỏ. Điều này gây trở ngại không nhỏ đến việc
tổ chức dữ liệu cho phần mềm, bởi lẽ, dữ liệu về các đường giao thông tại thành phố
Hồ Chí Minh là rất lớn, muốn lưu được toàn bộ dữ liệu này trên chiếc điện thoại di
động là một điều không đơn giản. Ngoài ra, các hạn chế của điện thoại di động cũng
buộc người lập trình phải chọn giải thuật thật hiệu quả và luôn phải tính toán nhằm
tối ưu cho chương trình. Mặt khác, đối với người lập trình, sự hạn chế của thư viện
hàm trong ngôn ngữ Java được hỗ trợ cho điện thoại cũng là một vấn đề không dễ
giải quyết. Những hạn chế đã nêu thật sự là một thách thức lớn mà đề tài bắt buộc
phải vượt qua.
MỤC LỤC
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ LẬP TRÌNH TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ..1
1.1. Đôi nét về thị trường điện thoại di động Việt Nam .....................................1
1.1.1. Sự phát triển của thị trường thông tin di động ................................1
1.1.2. Nhu cầu phát triển phần mềm cho điện thoại di động ....................2
1.2. Lập trình trên điện thoại di động........................................... .......................4
1.2.1. Quá trình phát triển ứng dụng J2ME ..............................................4
1.2.2. Các J2ME IDE .................................................. ..............................5
1.3. Giới thiệu một số công cụ hỗ trợ lập trình J2ME ........................................6
1.3.1. J2ME Wireless Toolkit (WTK)............................................. ..........6
1.3.2. Borland JBuiler .................................................. .............................9
1.3.3. Sun ONE Studio 5, Mobile Edition ..............................................16
Chương 2 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN J2ME .............................23
2.1. Nền tảng Java .................................................. ...........................................23
2.2. Sự khác nhau giữa ngôn ngữ Java trên CLDC với Java thông thường......29
2.3. MIDP.............................................. .................................................. ..........32
2.3.1. Định nghĩa............................................ .........................................32
2.3.2. Yêu cầu về phần cứng .................................................. .................32
2.3.3. Các khả năng và hạn chế của MIDP .............................................33
Chương 3 : NHỮNG KHÓ KHĂN DO HẠN CHẾ CỦA J2ME ........................36
3.1. Các hàm tô màu.............................................. ............................................36
3.2. Các hàm vẽ đường......................................... .............................................37
3.3. Vấn đề font chữ .................................................. ........................................38
3.4. Vấn đề vẽ chuỗi ký tự .................................................. ..............................39
3.5. Vấn đề về số thực............................................ ...........................................40
Chương 4 : PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ ỨNG DỤNG .........................................42
4.1. Khảo sát hiện trạng........................................... ..........................................42
4.2. Phân tích và xác định yêu cầu .................................................. ..................43
4.2.1. Danh sách các yêu cầu nghiệp vụ .................................................4 3
4.2.2. Các yêu cầu phi chức năng .................................................. .........43
4.3. Thiết kế ứng dụng .................................................. ....................................44
4.3.1. Lược đồ sử dụng .................................................. .........................44
4.3.2. Đặc tả Use Case .................................................. ..........................45
4.3.3. Sơ đồ lớp mức phân tích .................................................. .............57
4.3.4. Các biểu đồ hoạt động........................................... ........................64
4.3.4. Sơ đồ lớp mức thiết kế .................................................. ................70
Chương 5 : MỘT SỐ CẢI TIẾN NHẰM TỐI ƯU HÓA CHƯƠNG TRÌNH...95
5.1. Nội dung và ý nghĩa của việc tối ưu hóa.............................................. ......95
5.2. Tối ưu hóa kích thước chương trình .................................................. ........95
5.2.1. Các nguyên tắc tối ưu kích thước trong thiết kế chương trình .....95
5.2.2. Tối ưu kích thước chương trình khi đóng gói ...............................99
5.3. Tối ưu hóa về tốc độ............................................. ....................................104
5.3.1. Khái quát chung .................................................. ........................104
5.3.2. Tìm các vị trí cần tối ưu về tốc độ ..............................................104
5.3.3. Các nguyên tắc tăng tốc cho chương trình..................................106
5.4. Tối ưu hóa việc sử dụng bộ nhớ............................................. ..................110
5.4.1. Công cụ theo dõi việc sử dụng bộ nhớ........................................110
5.4.2. Các nguyên tắc tối ưu hóa việc sử dụng bộ nhớ .........................111
Chương 6 : THỬ NGHIỆM – HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ........114
6.1. Cài đặt chương trình trên máy ảo.............................................. ...............114
6.1.1. Trình giả lập Sony Ericsson .................................................. ......114
6.1.2. Trình giả lập Nokia .................................................. ...................115
6.1.3. Trình giả lập Siemens .................................................. ...............117
6.1.4. Trình giả lập Samsung .................................................. ..............120
6.1.5. Trình giả lập chuẩn (Sun Microsystems) ....................................121
6.2. Vấn đề hỗ trợ tiếng Việt có dấu .................................................. .............123
6.2.1. Hiển thị tiếng Việt trên máy ảo.............................................. .....123
6.2.2. Hiển thị tiếng Việt trên thiết bị thật ............................................123
6.3. Hướng dẫn sử dụng chương trình .................................................. ..........124
6.3.1. Chức năng duyệt bản đồ............................................. .................124
6.3.2. Chức năng tra cứu địa điểm, tên đường ......................................124
6.3.3. Chức năng tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm......................128
6.3.4. Chức năng trợ giúp, hướng dẫn sử dụng.....................................131
Chương 7 : TỔNG KẾT – ĐÁNH GIÁ.................................................... ...........133
7.1. Ưu điểm........................................... .................................................. .......133
7.2. Khuyết điểm .................................................. ...........................................133
7.3. Hướng mở rộng .................................................. ......................................134
Phụ lục A : CÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG ..........................................135
Phụ lục B : GIỚI THIỆU CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢ LẬP.........................138
B.1. JDK............................................... .................................................. .........138
B.2. Công cụ phát triển của hãng thứ ba .................................................. .......138
B.3. Trình giả lập các loại điện thoại di động .................................................1 39
B.3.1. Siemens........................................... ............................................139
B.3.2. Sony Ericsson .................................................. ...........................140
B.3.3. Samsung .................................................. ...................................142
B.3.4. Nokia .................................................. ........................................145
Tài liệu tham khảo............................................ .................................................. .....147


[You must be registered and logged in to see this link.]

Password Unlock
Code:
3652